Trong một buổi nói chuyện trong năm 2023 giữa Hak Research và Pendle thì CTO của Pendle có chia sẻ rằng: "Bất kì nơi đâu có lợi nhuận và sự quan tâm đông đảo của cộng đồng thì nơi đó có sự xuất hiện của Pendle Finance". Thật vậy, đội ngũ phát triển của Pendle Finance đã dần hoàn thành được những gì mà họ từng chia sẻ. Trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về giới hạn của Pendle.
Tổng Quan Về Pendle & Những Điểm Cần Chú Ý
Tổng quan về Pendle Finance
Pendle Finance là một nền tảng Yield Stragety cho phép người dùng có thể kiếm lợi nhuận dựa trên các loại tài sản mang lợi nhuận hay còn gọi là Yield-bearing Token. Một số các loại tài sản mang lợi nhuận phổ biến trong thị trường Crypto có thể kể đến như stETH được phát hành bởi Lido Finance, sDAI được phát hành bởi Maker DAO và vô vàn các loại tài sản khác trong thị trường Crypto.
Cơ chế hoạt động của Pendle bao gồm một số bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ được Yield-bearing Token vào giao thức Pendle Finance. Pendle Finance sẽ bao gọc Yield-bearing Token này lại và gọi là SY Tone.
- Bước 2: SY Token sẽ bao gồm PT Token đại diện cho Token gốc và YT Token đại diện cho Token lợi nhuận.
- Bước 3: Người dùng sẽ mua, bán, nắm giữ các YT Token và PT Token để kiếm lợi nhuận.
Để dễ hiểu hơn chúng ta sẽ đến với trường hợp của stETH. Giả sử bạn đưa 1 ETH vào Lido Finance và nhận về 1 stETH đi kèm với đó là lợi nhuận 10%/năm thì sau 1 năm 1 stETH của bạn sẽ tự động tăng lên dần dần thành 1.1 stETH. Đó là lí do vì sao chúng ta gọi stETH là một loại Yield-bearing Token bởi vì bản thân nó mang lợi nhuận.
Dựa trên sự biến đổi của mức lợi nhuận hàng năm (không cố định) mà chúng ta có thể kiếm lời từ đó, mình đã viết rất chi tiết về các cách kiếm lợi nhuận trên Pendle Finance trong bài viết dưới đây. Tựu chung lại sẽ có 3 cách như sau:
- Nếu chúng ta dự phóng APY của một loại tài sản trong tương lai sẽ giảm thì chúng ta sẽ mua và nắm giữ PT Token.
- Nếu chúng ta dự phóng APY của một loại tài sản trong tương lai sẽ tăng thì chúng ta sẽ mua và nắm giữ YT Token.
- Trở thành nhà cung cấp thanh khoản trên Pendle Finance.
Những điểm cần chú ý
Khi tham gia kiếm lợi nhuận từ Pendle Finance thì giải pháp an toàn nhất chính là trở thành nhà cung cấp thanh khoản bởi nếu cung cấp trong khoảng thời gian đủ thì sẽ không bị slippage. Tuy nhiên, nếu người dùng muốn thật sự kiếm lợi nhuận cao trên Pendle thì gần như bắt buộc phải tham gia mua, bán các loại YT Token và PT Token. Vậy làm sao để có thể dự phóng APY của một loại tài sản nào đó?
Đầu tiên chúng ta sẽ phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận stake ETH sẽ bao gồm:
- Tỉ lệ Phần thưởng Staking và Tổng Lượng ETH Được Staking: Phần thưởng staking ETH được điều chỉnh dựa trên tổng lượng ETH đang được staked trong hệ thống. Nếu tổng số lượng ETH staked tăng, phần thưởng cho mỗi ETH staked có thể giảm, và ngược lại.
- Mức độ bận rộn của mạng lưới: Mạng lưới càng bận rộn thì các Validator sẽ càng bận rộn và tạo ra nhiều doanh thu từ đây cũng làm gia tăng lợi nhuận cho những người dùng tham gia stake ETH.
- Sự biến động giá của ETH: Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến APY nhưng nó tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư từ đó ảnh hưởng tới quyết định staking.
- Hệ sinh thái staking: Việc ra đời các giao thức LSD, Restaking (EigenLayer) rồi tới Liquid Restaking hay Liquid Native Restaking cũng tác động đến việc người dùng dễ dàng tham gia staking.
Đó là những điều cần chú ý của người dùng còn với Pendle thì sao? Để phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì Pendle Finance cần phải làm một số những hoạt động chính như sau:
- Pendle cần mở rộng liên tục để có thể "đi tắt đón đầu" các xu hướng trong thị trường Crypto.
- Pendle cần phải duy trì được một lượng Incentive dồi dào để thu hút những người dùng đến cung cấp thanh khoản.
- Pendle cần phải nâng cấp sản phẩm liên tục để có thể theo kịp nhu cầu thị trường.
Cách Mà Pendle Nắm Bắt Xu Hướng
Liên tục mở rộng thị trường
Pendle với mô hình đặc biệt, tương đối khó sử dụng ban đầu đã không thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng. Nhưng bước ngoặt đã diễn ra khi Pendle bắt đầu nắm lấy xu hướng LSDfi và là dự án duy nhất trong màng Yield Strategy cho các tài sản LST của Ethereum.
Không chỉ dừng lại ở đó ngay sau khi LSD và LSDfi có dấu hiệu hạ nhiệt và cộng đồng bắt đầu dành sự quan tâm cho mảng Real World Assets thì gần như ngay lập tức Pendle đã bước chân vào mảng RWA khi chấp nhận tài sản sDAI của Maker DAI vào ngày 23/08/2023.
Thị trường Crypto liên tục thay đổi cho tới giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024 thì cơn sốt Restaking bắt đầu được hâm nóng và hàng loạt các xu hướng như Liquid Restaking và Liquid Native Restaking được dự phóng là sẽ nổi lên thì ngay lập tức hỗ trợ eETH của Ether.fi. Sự hiệu quả đã diễn ra ngay lập tức khi mà TVL của Pendle lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. TVL của Pendle gần như tăng trưởng 100% ngay lập tức và đạt con số $400M. Một số những lí do mà người dùng:
- Người dùng tham gia vào eETH của Ether.fi trên Pendle Finance sẽ nhận được các lợi ích như Point của EigenLayer, 2x Loyalty point của EtherFi, Staked yield của Ethereum và Restaking Yield (sẽ có khi EigenLayer mainnet).
- Người dùng tham gia vào eETH của Ether.fi trên Pendle Finance sẽ nhận được thêm các lợi ích như phí giao dịch, Incentive bao gồm ARB và PENDLE và một số các lợi ích khác.
Có thể thấy rằng cứ mỗi lần Pendle nắm bắt xu hướng thành công thì TVL của dự án lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Khi bắt đầu tham gia vào mảng LSD & LSDfi thì TVL của Pendle đã tăng từ mức khoảng $5M lên mức $150M, đến khi tham gia vào mảng RWA thì TVL tiếp tục tăng từ mức $126M lên mức $270M và gần đây nhất là Liquid Restaking thì TVL tăng tức mức $219M lên mức $400M, tất nhiên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhìn vào sự tăng trưởng TVL của Pendle chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng mỗi khi xu hướng mà họ nắm bắt có dấu hiệu ngưng tăng trưởng nóng thì TVL của họ cũng có sự giảm sút tuy nhiên nó không quá đáng kể, điều này cho thấy có rất nhiều người dùng đã đến và trở thành một người dùng thân thiết với Pendle Finance.
Incentive dồi dào đến từ Pendle Finance & Pendle Wars
Trong giai đoạn đầu hoạt động những người dùng, nhà cung cấp thanh khoản trên Pendle chủ yếu nhận thưởng thông qua phí giao dịch, PENDLE thì gần đây nhất Pendle đã trở thành một trong những DAO nhận được Grant lớn từ Arbitrum Foundation với 2.000.000 ARB. Có thể nói rằng 2M ARB đang là một nguồn incentive dồi dào thúc đẩy Pendle phát triển.
Không chỉ dừng lại ở đó với việc ra mắt mô hình vePENDLE trong phiên bản V2 thì nó đã thực sự tạo ra một cuộc chiến với 2 cái tên lớn nhất tham gia chính là Penpie - sản phẩm của Magpie và Equilibrie. 2 dự án đã tạo nên một Pendle Wars từ đó cũng giúp cho Pendle phát triển ít nhiều.
Nâng cấp sản phẩm & Định hướng Multichain
Nhận ra việc người dùng sẽ gặp rất nhiều vấn đề về phí giao dịch và tốc độ giao dịch trên Ethereum thì Pendle đã nhanh chóng triển khai sang các Blockchain có khả năng mở rộng tốt hơn, bên cạnh đó cũng có thêm tập người dùng mới. Tuy nhiên, thành công của Pendle cũng đến từ việc nắm bắt xu hướng Layer 2 khi mà họ nhanh chóng triển khai sản phẩm của mình trên Arbitrum & Optimism. Rõ ràng,
- Xuất hiện tại nơi có phí giao dịch rẻ, tốc độ giao dịch nhanh mà vẫn có khả năng bảo mật cao.
- Xuất hiện tại nơi tập trung nhiều người dùng nhất kể cả các Whales trên Etherem.
Bên cạnh việc định hướng multichain thành công thì việc Pendle liên tục nâng cấp sản phẩm, tích hợp các nền tảng mới,... cũng giúp cho Pendle có thêm nhiều người dùng. Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng để một người mới có thể học hỏi và sử dụng Pendle là rất khó chính vì vậy mà:
- Pendle cho ra mắt chế độ Pendle Earn để người dùng có thể deposit các tài sản nhàn rỗi vào giao thức để kiếm lợi nhuận mà không cần quan tâm đến việc dự án sẽ hoạt động như thế nào?
- Pendle Earn đã được tích hợp vào Ví OKX và Ví Bitget, giúp người dùng dễ dàng truy cập để nhận được lãi suất cố định với tài sản của họ được thực hiện trên on-chain.
Cuối cùng, để có được thành công như thời điểm hiện tại đó chính là Pendle đã trải qua nhiều phiên bản cập nhật như Pendle V2 hay Pendle V3. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với Pendle V2 với một số sự thay đổi như:
- Cải Thiện AMM (Automated Market Maker): Pendle V2 giới thiệu một AMM mới được xây dựng lại hoàn toàn, với mục tiêu cải thiện hiệu quả vốn và giảm thiểu rủi ro mất giá tạm thời (impermanent loss) cho nhà cung cấp thanh khoản (LP).
- Hiệu Quả Vốn Cao: So với phiên bản trước, V2 cung cấp đến 200 lần cải thiện về hiệu quả vốn, giúp tối đa hóa lợi ích từ vốn đầu tư.
- Thanh Khoản Tập Trung và Đường Cong Động: Pendle V2 áp dụng các khái niệm thanh khoản tập trung và đường cong động, giúp tối ưu hóa thanh khoản và phản ứng linh hoạt với biến động của thị trường.
- Phí Giao Dịch Động: V2 giới thiệu mức phí giao dịch động dựa trên lãi suất thay vì số tiền giao dịch tuyệt đối.
- Mở Ra Thị Trường Cho Mọi Người: Pendle V2 hướng tới việc mở cửa thị trường cho mọi người, với mục tiêu trở thành nơi chính cho giao dịch yield trong DeFi.
- vePENDLE: vePENDLE cho phép người dùng khóa PENDLE (lockers) để nhận về vePENDEL từ đó nhận nhận phí giao dịch chỉ từ các pool thanh khoản mà họ bỏ phiếu, làm tăng sự liên kết giữa quyết định bỏ phiếu và phí thu được.
- Tích Hợp Với KyberSwap và LayerZero: Hỗ trợ giao tiếp chuỗi chéo và định tuyến giao dịch tự động.
Ở thời điểm hiện tại, đội ngũ phát triển của Pendle Finance đang phát triển phiên bản tiếp theo là Pendle V3 hứa hẹn với nhiều cải thiện và cập nhật những yếu điểm mà Pendle V2 đang gặp phải.
Những lí do mà khiến Pendle thành công
Có thể thấy rằng tương tự như những dự án đã thành công và sống sót qua giai đoạn mùa đông Crypto 2022 thì điểm giúp Pendle thành công chính là tinh thần không ngững xây dựng, phát triển của đội ngũ phát triển. Như mình đã nói ở trên, Pendle hội tụ đầy đủ các yếu tố để đưa một dự án tới thành công như quan tâm tới người dùng, sản phẩm khác biệt và tinh thần không từ bỏ của đội ngũ phát triển.
Có thể thấy rằng Pendle là một trường hợp điển hình cho thấy các đặc điểm của một dự án thành công.
Tương Lai Còn Ở Phía Trước Với Pendle
Thị trường không có giới hạn
Rõ ràng với sản phẩm, thị trường mà Pendle hướng tới đó chính là các tài sản mang lợi nhuận đi kèm với đó là nhu cầu cao của người dùng thì rõ ràng đây là một thị trường không giới hạn trong thị trường Crypto. Mình tin rằng sau LSD, LSDi, Real World Assets và sắp tới là Restaking, Liquid Restaking hay Liquid Native Restaking thì cũng sẽ có vô vàn các xu hướng tài chính khác có những loại tài sản như vậy.
Mặc dù vậy nếu chỉ cần trở thành một ông lớn trong mảng Staking & Restaking thì điều này cũng đủ sức làm cho Pendle trở thành dự án DeFi Blue-chip thế hệ tiếp theo bởi vì miếng bánh Staking đặc biệt là trên Ethereum nó là quá lớn. Nếu như 80% tổng cung ETH hiện nay được đưa vào stake thì con số là hơn $216B gấp nhiều lần so với toàn bộ thị trường DeFi, đó là chưa kể tới các sản phẩm tiếp theo của Pendle trong tương lai.
Rõ ràng, thị trường ngành những token được gọi là mang lợi nhuận thì giới hạn duy nhất của nó là nằm trong trí tưởng tượng của các nhà phát triển. Xu hướng thị trường của hiện nay lại là những loại Yield-bearing Token chính vì thế tương lai của Pendle vẫn được khá bảo đảm.
Các tổ chức tài chính dần chấp nhận & áp dụng sản phẩm của Pendle
Gần đây Pendle đã tích hợp thành công với Abra. Abra là một công ty dịch vụ tài chính về tài sản số, cung cấp các giải pháp tư vấn doanh nghiệp, quản lý quỹ, cho vay và giao dịch OTC. Sứ mệnh của Abra là giúp tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu mở cửa. Abra quản lý hơn 500 triệu đô la Mỹ tài sản dưới quản lý, phục vụ các công ty bản địa tiền mã hóa, quỹ dự trữ của doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức, văn phòng gia đình và nhà đầu tư đủ điều kiện.
Abra hợp tác với Pendle nhằm đầu tư vào giao thức DeFi của Pendle, với mục đích tối ưu hóa danh mục đầu tư Ethereum của họ và mở rộng nguồn phần thưởng cho khách hàng của mình. Việc này giúp Abra cung cấp cho khách hàng cơ hội đảm bảo lãi suất cố định và tối ưu hóa lợi tức trên tài sản DeFi, đồng thời duy trì tính minh bạch và không cần giữ quyền quản lý tài sản. Hợp tác này cũng mở ra các trường hợp sử dụng mới và cơ hội cho khách hàng của Abra trong môi trường DeFi.
Ngoài ra cũng trong khoảng thời gian này Pendle đã hợp tác với rất nhiều những công ty, tập đoàn và tổ chức TradFi như Cobo Global.
Thách Thức Của Pendle Vẫn Còn Ở Phía Trước
Giới hạn nằm ở sự sáng tạo & nhanh nhạy trong xu hướng
Lí do mà Pendle thành công chúng ta cũng đã thấy được rất rõ ràng ở phía trên. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của Pendle chính là việc làm sao luôn luôn nắm bắt được xu hướng, có những sản phẩm đi tắt đón đầu từ đó mới có thể thay đổi được vị thế của mình. Khác với các sản phẩm AMM, Lending & Borrowing truyền thống sản phẩm của Pendle phải liên tục thay đổi, cập nhật để phù hợp với thị hiếu chung của thị trường,
Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với đội ngũ phát triển của Pendle. Nếu nắm bắt thành công dự án sẽ tiếp tục phát triển, nếu đi chậm so với thị trường họ sẽ bỏ lỡ nhiều động lực để dự án tiếp tục tăng trưởng về TVL và người dùng. Tất nhiên, hiện tại đội ngũ phát triển của Pendle đang làm rất tốt nhưng nó không đồng nghĩa với việc trong tương lai họ sẽ tiếp tục duy trì được phong độ này.
Giáo dục thị trường vẫn là bài toán nan giải
Mặc dù sản phẩm của Pendle ngày càng phủ sóng trên khắp thị trường DeFi và mặc dù cả những chiến lược của Pendle nhằm giáo dục thị trường nhưng với các nhà đầu tư trong thị trường Crypto thì Pendle vẫn là một dự án tương đối khó hiểu, không tham gia, chính vì vậy hiện nay Pendle thường được sử dụng bởi các OG DeFi, Whale DeFi,... chứ không phải tất cả mọi người.
Pendle cũng có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện sản phẩm như cho ra mắt Pendle Earn tuy nhiên nó vẫn có những hạn chế nhất định. Có lẽ trong thời gian sắp tới Pendle cần nhiều, đa dạng các chiến lược hơn nữa để người dùng có thể biết đến, hiểu và sử dụng.
Đối thủ xứng tầm vẫn chưa xuất hiện
Có thể dễ dàng nhận ra rằng Pendle đang một mình một ngựa trong ngành Yield Trading và chưa có bất kì một đối thủ cạnh tranh nào xứng tầm với họ. Chính vì vậy, Pendle cứ một mình một ngựa phi nước đại về phía trước. Những điều gì sẽ xảy ra khi thị trường của Pendle ngày càng mở rộng và các ông lớn bắt đầu chú ý đến nó. Chắc chắn đó là sự cạnh tranh, miếng bánh sẽ bị chia nhỏ.
Việc của Pendle hiện tại là phải nhanh chóng phát triển, xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín trong mắt người dùng, trong một kịch bản lớn nhất đó chính là trở thành một giao thức DeFi Blue-chip trước khi các ông lớn thấy được tiềm năng, lợi nhuận ở mảng này.
Chuyện gì sẽ diễn ra nếu như các ông lớn như Uniswap, AAVE, Maker DAO, Curve Finance,... nhảy vào mảng này. Nên nhớ rằng các ông lớn đang trong quá trình mở rộng liên tục như AAVE xây dựng thêm nền tảng Lens Protocol - DeSocial hay Stablecoin GHO, Curve Finance đang phát triển crvUSD hay Maker DAO tiếp tục lớn mạnh của ngành Real World Assets.
Tổng Kết
Thành công của Pendle thật sự nằm ngoài sức tưởng tưởng của bất kì ai trong cộng đồng Crypto. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những góc nhìn chuyên sâu về thị trường Crypto.
💁 Disclaimer: Tất cả bài viết của Hak Research được cung cấp với mục tiêu là chia sẻ kiến thức và không được xem là lời khuyên đầu tư.
- Hướng Dẫn Làm Airdrop B3dotFun - September 18, 2024
- Phân Tích Friend.tech: Thấy Gì Từ Sự Thất Bại Của Friend.tech - September 18, 2024
- Hướng Dẫn Làm Airdrop Story Protocol - September 17, 2024